Tiếng Pháp Tiếng Anh Tiếng Việt

Salmonella

1- TỶ LỆ NHIỄM VÀ DỊCH TỄ HỌC VI KHUẨN Salmonella TẠI CÁC LÒ MỔ TRUYỀN THỐNG Ở HÀ NỘI

LÒ MỔ

Đối tác: NIVR; NIHE; AFSSA


Mục đích: Nghiên cứu này nhằm mục đích hiểu được các đường lây nhiễm trong quá trình giết mổ của thịt lợn được chuyển về các chợ ở Hà Nội. Vì không thể hiện đại hóa toàn bộ hệ thống các lò mổ trong một thời gian ngắn, việc cần thiết phải làm là tìm ra những phương thức cải thiện các lò mổ hiện tại. Các kỹ thuật nghiên cứu được sử dụng cho phép xác định các đường truyền nhiễm cơ bản và từ đó đưa ra những biện pháp thiết yếu phù hợp với hoàn cảnh xã hội và kinh tế hiện nay của Việt Nam.


Kết quả: Nghiên cứu về dịch tễ học trong các lò mổ cho thấy vai trò của môi trường, nhất là việc ( tiếp xúc với nền lò mổ, các dụng cụ, nước, ..., v.v...) đối với khả năng nhiễm khuẩn của thịt lợn trước khi được chuyển ra chợ bán. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chủng phân lập S.DerbyS.Typhimurium có khả năng tồn tại dai dẳng trong môi trường lò mổ. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chứng minh được sự tồn tại của một vòng lây nhiễm của môi trường đối với những con lợn còn sống vì chúng cũng có thể bị nhiễm khuẩn từ môi trường trong khi chờ giết mổ.


Triển vọng: Nghiên cứu ..... so sánh mức nhiễm khuẩn của thịt lợn giữa các lò mổ có các biện pháp sử dụng các cách làm giữ vệ sinh tốt, ... các kết quả về các đường lây nhiễm chính của Salmonella và các lò mổ không sử dụng một biện pháp nào. Phân tích bổ sung với các germes khác.




2- Nghiên cứu về sức kháng kháng sinh của chủng Salmonella spp. trong ngành hàng lợn tại Hà Nội

Con lợn

Đối tác: Viện Thú y, AFSSA, CIRAD


Mục đích: Nghiên cứu sức đề kháng của 124 chủng Salmonella đối với 17 loại kháng sinh được sử dụng trong chăn nuôi lợn.


Kết quả: Tìm thấy tỷ lệ phần trăm kháng kháng sinh cao đối với một vài loại kháng sinh. Với các loại khác, không hề thấy sức kháng nào. Một vài chủng có khả năng kháng lại 5 loại kháng sinh (pentaresistant). Điều này cho thấy việc sử dụng kháng sinh rộng rãi trong chăn nuôi và các vấn đề kháng thể cũng như các vấn đề sức khỏe cộng đồng mà chúng gây ra. Các dữ liệu tái khẳng định việc sử dụng khá phổ biến của một vài loại kháng sinh. Đây có thể là một sự hỗ trợ quí báu trong việc kiểm soát và và ban hành các quy chế về việc sử dụng các chất kháng vi sinh vật (antimicrobiens) trong các trại chăn nuôi.




3 - Tỉ lệ nhiễm và các nhân tố nguy hiểm của Salmonella spp. trong ngành hàng lợn ở vùng châu thổ sông Hồng

Con lợn

Đối tác: Viện Thú y, Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược cho Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cirad.


Mục tiêu: Nhằm nghiên cứu tỉ lệ nhiễm Salmonella ở những khâu khác nhau trong ngành hàng lợn, với mục tiêu xác định những điểm tới hạn của ngành hàng. Nghiên cứu các nhân tố nguy hiểm (chăn nuôi, phân phối) nhằm giảm mức nhiễm Salmonella và cải thiện điều kiện vệ sinh nói chung trong suốt quá trình sản xuất.


Kết quả: Phân chia các mẫu trong từng công đoạn của ngành hàng, bằng cách theo sát các mạng lưới buôn bán thịt lợn, từ các trại chăn nuôi được chọn ngẫu nhiên, đã cho phép xác định được tỉ lệ phần trăm lây nhiễm ở các khâu khác nhau.


Triển vọng: Mở rộng trên nhiều loại trại chăn nuôi, đưa ra đề xuất về cách thực hành tốt trong chăn nuôi, và nghiên cứu (etude pilote) nhằm xây dựng một ngành hàng lợn có chất lượng vệ sinh cao hơn.




4- Tỉ lệ nhiễm và các nhân tố lây nhiễm Salmonella spp. trong các sản phẩm truyển thống của Việt Nam : trường hợp « nem chua », xúc xích từ thịt lợn lên men

salmonella

Đối tác: Viện Thú y, IPH, Cirad, IUT Amiens


Mục tiêu: Nhằm nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Salmonella và các nhân tố lây nhiễm trong nem chua, sản phẩm len men từ thịt lợn sống.


Kết quả: Mẫu nghiên cứu ( n = 200) đã cho phép xác định được tỉ lệ nhiễm Salmonella tại các chợ ở Hà Nội một cách chính xác. Các bảng câu hỏi xác định rõ mục tiêu (cibles) đã cho phép xác định được các nhân tố nguy hiểm gây lây nhiễm. Phân loại các đặc tính (serotypage) của các chủng phân lập có vẻ tái khẳng định rằng việc lây nhiễm chủ yếu là do nguyên liệu đầu vào (thịt lợn sống).


Triển vọng: Sức kháng kháng sinh và đối chiếu với các nghiên cứu trước đây. Đối chiếu các serovars phân lập với các chủng phân lập trong cơ thể các bệnh nhân tại bệnh viện.




Thiết kế bởi Swiss IT Tech

© Cirad - 2008 - Bảo lưu mọi quyền. - Ngày cập nhật : 04/09/2008