Tiếng Pháp Tiếng Anh Tiếng Việt

Các bệnh mới xuất hiện và lây truyền qua biên giới

Các bệnh mới xuất hiện và lây truyền qua biên giới

Quá trình đô thị hoá và toàn cầu hoá các giao dịch làm tăng nguy cơ xuất hiện và tái xuất hiện các loại bệnh ở người và động vật.


Đô thị hoá được thể hiện thông qua hoạt động thâm canh các hệ thống chăn nuôi quanh các khu vực thành thị. Ngoài các hiệu ứng gây ô nhiễm, đô thị hoá còn tạo điều kiện cho sự nhiễm truyền các loại bệnh trên cùng một loài hoặc giữa các loài khác nhau.


Hơn nữa, quá trình toàn cầu hoá các giao dịch làm đẩy nhanh hoạt động lưu thông động vật và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật cũng như các tác nhân gây bệnh có liên quan. Do đó, nó có thể tạo ra hoặc làm tăng các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng.


Các yếu tố gây nguy cơ.


Để ngăn chặn được các nguy cơ, cần:


  • hiểu được cơ chế và các tác nhân gây lây truyền bệnh giữa quần thể vật nuôi và quần thể người trong không gian và thời gian;
  • xem xét các tác nhân do hoạt động của con người gây ra, đặc biệt là hoạt động thương mại, trong các mô hình sinh học phân tích nguy cơ.
  • nắm bắt và đánh giá các hệ thống giám sát và các cách quản lí dịch bệnh đối với riêng hệ sinh thái, đối với hệ thống sản xuất và đối với một quốc gia hay một vùng nhất định;
  • nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các quần thể người có nguy cơ bị nhiễm bệnh, các tác nhân của các đoàn thể, các ngành hàng và dịch vụ y tế (phát triển phương pháp tham gia).

Các chủ đề nghiên cứu

  • Dịch tễ và sinh thái học của bệnh cúm gia cầm độc lực cao.
  • Nguy cơ lây nhiễm bệnh cúm gia cầm giữa các loài khác nhau.
  • Đánh giá và thích ứng các hệ thống giám sát.

Các dự án

Dự án Gripavi

Dự án Gripavi

Sinh thái và dịch tễ học của bệnh cúm gia cầm tại các nước đang phát triển : cải thiện hệ thống giám sát và kiểm soát.


Đơn vị tài trợ: Bộ Ngoại giao Pháp


Cirad là cơ quan triển khai dự án với sự tham gia của các đối tác Prise, cơ quan nghiên cứu an toàn vệ sinh thực phẩm (Afssa), Viện khoa học Nông nghiệp Pháp và Cơ quan bảo tồn động vật hoang dã và khai thác quốc gia (Pháp), Viện Thú y (Nam Phi) và Viện Nghiên cứu Chăn nuôi quốc tế (Kenya, Ethiopia). Một số quốc gia hưởng lợi từ dự án là Ethiopia, Madagascar, Mali, Maurite và Việt nam.


Mục đích: nghiên cứu các phương thức lây truyền vi-rút (lây qua chim hoang hoặc qua gia cầm nuôi) và các cơ chế tồn tại của vi-rút tại các nước bị nhiễm bệnh ; phân tích các biện pháp chống bệnh cúm gia cầm hiện đang được sử dụng và sẽ được sử dụng trong tương lai dựa trên việc mô hình hoá sự phát tán của vi-rút, từ đó, xây dựng được các phương pháp giám sát phù hợp với đặc thù riêng về dịch tễ và các phương pháp kiểm soát.




Phát triển mô hình giám sát dịch cúm gia cầm độc lực cao

Phát triển mô hình giám sát dịch cúm gia cầm độc lực cao

Đơn vị tài trợ: FAO


Mục đích: đánh giá các mô hình giám sát dịch cúm gia cầm độc lực cao tại thực địa ở Việt nam và các vùng khác ; điều chỉnh và phát triển các mô hình giám sát thực tế, lâu dài và phù hợp với điều kiện địa phương.


http://avian-influenza.cirad.fr/avian_influenza_fr/flutrop_home/partners

Thiết kế bởi Swiss IT Tech

© Cirad - 2008 - Bảo lưu mọi quyền. - Ngày cập nhật : 04/09/2008