Tiếng Pháp Tiếng Anh Tiếng Việt

An toàn vệ sinh thực phẩm

An toàn vệ sinh thực phẩm

An toàn vệ sinh thực phẩm đã trở thành một vấn đề trọng tâm ở các nước mới nổi trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là ở Việt Nam:


Gần đây các phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập rất nhiều đến các vấn đề sức khỏe cộng đồng (cúm gia cầm, dịch tả, tồn dư kháng sinh và hooc môn). Rất nhiều ca ngộ độc thực phẩm đã được phát hiện. Theo WHO, các con số thống kê này còn thấp hơn so với thực tế rất nhiều. Chính điều này đã nâng cao nhận thức của các nhà chức trách và người tiêu dùng.


Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào cuối năm 2006 đồng thời nghĩa vụ phải thực hiện các cam kết SPS sẽ có những tác động đáng kể đối với việc quản lí an toàn vệ đối với các ngành hàng chăn nuôi, sản xuất các sản phẩm động vật. Các thỏa thuận về các biện pháp vệ sinh và bảo vệ thực vật dẫn đến sự phát triển các nghiên cứu dựa trên việc phân tích nguy cơ và một hệ thống giám sát y tế có khả năng bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng (điều 2.2 và 5.1 và 4.1).


  • Đánh giá sự nguy hiểm về vi sinh học hay hóa học trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật, đồng thời ưu tiên cho vấn đề sức khỏe cộng đồng và đánh giá các nguy cơ đối với người tiêu dùng.
  • Xác định các yếu tố gây nguy cơ dẫn đến các mối nguy hiểm này ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình chăn nuôi và sản xuất các ngành hàng này : Phân tích mối tương quan giữa các cách thức thực hiện và cách thức làm xuất hiện/lây nhiễm/lan truyền các yếu tố gây bệnh.
  • Đề xuất các cách thức kiểm tra dựa trên việc thực hành tốt (BPA, PBH...) hay kiểm soát các điểm tới hạn (HACCP), đồng thời quan tâm đến tình hình kinh tế và các ràng buộc về văn hoá và xã hội.

Các chủ đề nghiên cứu

  • Phân tích các điểm tới hạn trong ngành hàng và cải thiện chất lượng vệ sinh từ khâu chăn nuôi đến khâu phân phối.
  • Dịch tễ học và đánh giá nguy cơ đối với các tác nhân truyền bệnh từ động vật sang người (Salmonella, Listeria, Campylobacter, Yersinia) trong ngành hàng lợn.

Các kết quả chính

Trong ngành hàng lợn, giai đoạn giết mổ là giai đoạn tỉ lệ hiện nhiễm Salmonella cao nhất. Các lò mổ truyền thống vẫn chiếm đa số (>90%). Việc xây dựng các lò mổ hiện đại cần nhiều thời gian. Đối với các lò mổ hiện nay, dịch tễ học phân tích đã cho phép xác định những thói quen, tập quán gây nguy cơ nhất nhằm đề xướng các giải pháp phù hợp.


Tỉ lệ nhiễm khuẩn vẫn còn khá cao trong giai đoạn phân phối, thịt sống bán tại chợ hay trong các sản phẩm chế biến truyền thống có nguồn gốc thịt lợn.


Trong chăn nuôi, tỉ lệ hiện nhiễm Samonella tương đương với các nghiên cứu khác trong các bối cảnh khác nhau.


Các kết quả cho thấy rằng các nỗ lực trong ngành thịt lợn trước tiên cần chú trọng đến các điều kiện vệ sinh ở khâu giết mổ và phân phối. Hơn nữa, tỉ lệ kháng kháng sinh của các chủng phân lập cho thấy sự cần thiết của việc kiểm soát chặt chẽ hơn việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.


Các dự án

Dịch tễ học Salmonella trong các lò mổ ở Hà Nội

Salmonella

Dự án được Prise và được tiến hành phối hợp với NIVR, NIHE (Viện Pasteur) và AFSSA (Pháp), do CIRAD tài trợ.


Mục tiêu: nghiên cứu tỉ lệ hiện nhiễm, cách thức lây nhiễm và sức kháng kháng sinh của Salmonella trong các lò mổ truyền thống để có thể đưa ra các đề xuất thích hợp với các điều kiện của địa phương.


Xem thông tin chi tiết




Listeria monocytogene trong các sản phẩm đông lạnh từ thịt lợn

Listeria monocytogene

Dự án trong khuôn khổ Prise thực hiện phối hợp với Viện Thú y (NVR), quỹ quốc gia (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), IPH và Cirad.


Mục tiêu: nghiên cứu tỉ lệ nhiễm và các nhân tố nguy hiểm trong sự xuất hiện của Listeria monocytogenes trong các sản phẩm đông lạnh từ thịt lợn trong các siêu thị và các cửa hàng đại lí bán lẻ ở Hà Nội.


Xem thông tin chi tiết




Phát huy kết quả

C. Le Bas, T. T. Hanh, N. T. Thanh, N. B. Minh, L. Bily, Annie Labbé, M. Denis, P. Fravalo, 2007. Epidemiological analysis of Salmonella enterica subsp. enterica along the pig slaughtering process in Vietnam using serotyping and pulsed-field gel electrophoresis [Vietnamese]. Vietnam Veterinary Association, 14(6), 33-45.


Cédric Le Bas, Tran T. Hanh, Nguyen T. Thanh, Dang D. Thuong, Ngo C. Thuy, 2006. Prevalence and Epidemiology of Salmonella spp. in Small Pig Abattoirs of Hanoi, Vietnam. Annals of the New York Academy of Science, 1081, p.269

Thiết kế bởi Swiss IT Tech

© Cirad - 2008 - Bảo lưu mọi quyền. - Ngày cập nhật : 04/09/2008