Tiếng Pháp Tiếng Anh Tiếng Việt

Các trọng tâm nghiên cứu

Tại Việt Nam, quá trình đô thị hóa và việc tăng thu nhập của người dân xuất phát từ sự phát triển nhanh về kinh tế đã kéo theo nhu cầu ngày càng cao về các sản phẩm có nguồn gốc động vật. Mức tiêu thụ thịt, cá, trứng, sữa hàng năm tính theo bình quân đầu người đã tăng từ 31 kg năm 1990 lên tới 49kg năm 2000 và có lẽ sẽ đạt tới 85kg năm 2015.


Bắt đầu hình thành từ cách đây hai mươi năm, thâm canh các hệ thống chăn nuôi cho phép đáp ứng được nhu cầu mới này nhưng bên cạnh đó lại làm phát sinh các tác động tiêu cực: Thâm canh chăn nuôi với ưu tiên các loại giống có năng suất cao đã dẫn đến sự suy thoái đa dạng sinh học và làm tăng lượng chất thải chăn nuôi. Ở các khu vực đông dân cư, quá trình này tạo ra sự cạnh tranh đất đai giữa việc trồng cỏ cho gia súc và việc trồng cây lương thực cũng như sự thay đổi về động thái sử dụng không gian nông nghiệp. Hơn nữa, việc tập trung đông dân cư ở một số nơi cũng làm xuất hiện nhiều căn bệnh mới ở người hay động vật và đe dọa vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Cuối cùng, quá trình thâm canh cũng kéo theo những biến đổi sâu sắc các nguy cơ kinh tế xã hội trong các khu chăn nuôi, các ngành hàng và thị trường, với những thách thức mới để đạt được sự bền vững trong các hệ thống chăn nuôi.


Với mục tiêu đánh giá các hậu quả của các hoạt động thâm canh và đề xướng các giải pháp thay thế « hợp lý » hay « sinh thái », PRISE tập trung phát triển sáu trọng tâm nghiên cứu, phân nhánh thành nhiều chủ điểm khác nhau:


Các dự án

Thiết kế bởi Swiss IT Tech

© Cirad - 2008 - Bảo lưu mọi quyền. - Ngày cập nhật : 28/08/2008